XUÂN YÊU THƯƠNG 2020 CỦA CÂU LẠC BỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI

line
05 tháng 01 năm 2020

Một năm mới lại gần kề với tất cả chúng ta. Trong lòng mỗi người chắc hẳn đều mang những cảm xúc vừa mong ngóng vừa hân hoan chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm, sum vầy bên gia đình của mình.

Những ngày cận tết là những ngày người ta cần sự đoàn tụ từ gia đình, sự yêu thương được chia sẽ với nhau, cần một chiếc áo mới cho năm mới. Đâu ai cũng được những điều ước muốn.

Những hoàn cảnh neo đơn chẳng lấy một người bạn, những đứa trẻ thơ không biết được ba mẹ mình. Lúc này đây là lúc giữa người với người chúng ta cần có sự kết nối cần chia sẽ tình thương cho nhau. Hai câu ca dao tục ngữ trên đã nói đến sự đùm bọc của con người với con người, sự mở lòng giúp đỡ lẫn nhau, sự san sẽ yêu thương cho nhau.

Theo như chúng tôi đã đến mái ấm và tìm hiểu thì mái ấm được xây dựng từ bàn tay của một người phụ nữ mang đầy trái tim nhân hậu và yêu thương của bà Trần Thị Cẩm Giang hay còn được gọi với cái tên thân quen dân dã là Má Mười năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng số tuổi chẳng là gì khi bà đã giành hết tâm huyết của cả đời mình cho mái ấm. Hiện nay mái ấm được chia thành các khu vực riêng biệt phù hợp với từng nhóm như là : Trẻ bại não, Trẻ mắc bệnh nhẹ, Trẻ bình thường, người già... Theo sự chứng kiến của tôi và các bạn đồng hành thì những đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ được lấy họ Trần của Má, Con trai thì tên đệm là Thiện, Con gái thì đệm là Duyên.

Những đứa trẻ đều có những hoàn cảnh khác nhau như là: bị bỏ trước mái ấm, bị bỏ vì bị bệnh bẩm sinh hay những bệnh khác, những người già thì là những hoàn cảnh neo đơn, vô gia cư. Họ tìm đến và được đến mái ấm để muốn được sự yêu thương, chăm sóc và bảo bọc.

Thật sự bản thân chúng tôi khá xúc động khi nhìn thấy và được nghe họ tâm sự về những hoàn cảnh của mình. Trước mắt tôi là những đứa bé bị chính tay ba hoặc mẹ bỏ rơi vì bệnh tật, có những bé vẫn lành lặn nhưng họ cũng chẳng thương tiếc mà vứt đi. Bản thân nhìn thấy những hoàn cảnh thấy có chút bùi ngùi vì mình vẫn được có cả ba Và mẹ. Có được tình yêu thương từ gia đình bạn bè.

Họ là những con người không thể chọn ba mẹ và hoàn cảnh khi được sinh ra. Sinh ra trên thế gian này không biết là tốt hay xấu. Họ cần tình yêu thương từ cộng đồng, cần san sẻ những mắc mác mà mình đã chịu. Ngay lúc này đây chúng ta hãy dang rộng cánh tay yêu thương mà chia sẽ một phần hạnh phúc hay một phần vật chất mà mình có. Hãy cho đi phần ta có để nhận lại những điều cao cả hơn.

Câu lạc bộ Công tác xã hội Trường Đại học Văn Hiến hiểu được những giá trị sống đó. Chính vì thế, câu lạc bộ luôn tích cực tìm hiểu và tổ chức những chương trình thiện nguyện. Trong chương trình lần này, CLB quyết định chọn Mái ấm Thiện Duyên - Củ Chi là nơi "Trao đi yêu thương".

Tại đây là nơi ăn ở, sinh hoạt của các bệnh nhân có các vấn đề về tâm lí, những bệnh liên quan đến thần kinh. Các bệnh nhân ở tại đây hầu hết đều gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày và luôn cần đến sự chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra đây còn là nơi nhận nuôi những trẻ em mồ côi và những người già neo đơn.

Hình ảnh hoạt động của Xuân Yêu Thương 2020 của Câu lạc bộ Công tác xã hội:

Các bạn thành viên câu lạc bộ phụ các chú vác những bao gạo đã đi quyên góp được và cũng chích quỹ của câu lạc bộ để mua gạo góp để đủ chỉ tiêu đã đặt ra.

Cơ sở mái ấm Thiện Duyên ( Địa chỉ: 67 Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi ).

Chiếc xe ba gác đã chở gạo đến để làm Xuân Yêu Thương 2020.

Cùng nhau bưng các bao gạo vào mái ấm Thiện Duyên.

Các em nhỏ đã ngồi đợi các anh chị của câu lạc bộ Công tác xã hội xuống tới chơi với các em nhỏ tại mái ấm.

Những nụ cười trên môi của các em khi được chụp hình chung với các anh chị trong câu lạc bộ.

Những chiếc gường inox là nơi để các em ngủ, được chia làm các ô nhỏ, mỗi ô chỉ có 1 bạn mà thôi.

Bạn sinh viên xúc động khi thấy những cảnh tưởng chưa bao giờ sẽ thấy trong một cái mái ấm Thiện Duyên.

Đến với mái ấm Thiện Duyên mỗi thành viên, cộng tác viên chia nhau nhau vui chơi cùng các em nhỏ.

Các bạn thành viên đúc từng miếng cơm cho các cô bị tai biếng nặng.

Em nhỏ rất thích các anh chị dành cho những cái ôm hoặc được ôm vào lòng.

Em đang ăn, tại sao anh lại chụp hình. Để em cười lên cho anh chụp nè anh ơi.


​Nguồn: Câu lạc bộ Công tác xã hội
Các tin liên quan